Khám phá cung đường Bảo Lộc Đà Lạt 2023

Cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Khám phá cảnh sắc và các địa điểm du lịch tuyến đường Bảo Lộc Đà Lạt 2023

Cương đường Bảo Lộc Đà Lạt không chỉ là tuyến đường di chuyển từ thủ phủ tơ tằm tới thành phố ngàn hoa, nó còn mang trong mình những câu chuyện, những dấu mốc lịch sử, văn hóa của người miền xuôi và đồng bào miền núi, của quá trình hình thành những con đường bộ hành đầu tiên để di chuyển lên thành phố Đà Lạt.

Rất nhiều cảnh quan địa điểm thăm quan đẹp mà bạn có thể khám phá trong chuyến hành trình trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt, cùng TA Travel tìm hiểu về những địa điểm này nhé!

1. Đôi nét về thành phố Bảo Lộc điểm khởi đầu của cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Cung đường bảo lộc đà lạt
Thành phố Bảo Lộc tuyệt đẹp khi về đêm, điểm khá phá đầu tiển trên cung đường Thành Phố Bảo Lộc Đà Lạt

Thành phố Bảo Lộc trước đây được người dân hay gọi với cái tên B’Lao theo tiếng của người đồng bào Châu Mạ

Diện tích của Thành Phố Bảo Lộc khoảng  232,56 km²

Nhiệt độ trung bình hàng nằm tại nơi đây rơi vào khoảng 20 độ C

So với mực nước biển Thành Phố Bảo Lộc có độ cao trung bình vào khoảng 800m tới 1000m 

Lịch sử hình thành của Thành Phố Bảo Lộc

Cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Năm 1899 thực dân Pháp lập tỉnh đồng nai thượng, lập tỉnh lị là Di Linh, cho tới năm 1905 Bảo Lộc được xác nhập vào tỉnh Bình Thuận. 1920 Pháp tái lập tỉnh Đồng Nai Thượng bao gồm  B’Lao, Di Linh, Đơn Dương thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng, cho tới năm1958 dưới thời VNCH đổi tên Đồng Nai Thượng thành Lâm Đồng và đổi tên B’Lao thành Bảo Lộc,

Năm 2009 Bảo Lộc được công nhận là khu đô thị loại 3  trở thành Thành Phố Bảo Lộc ngày nay. Thành Phố Bảo Lộc nằm trên quốc lộ 20 cách Hồ Chí Minh khoảng hơn 200km, cách thành phố Đà Lạt khoảng 112km di chuyển từ thành phố Bảo Lộc lên Thành Phố Đà Lạt bằng ô tô mất khoảng chừng hơn 2h 30 phút chạy xe. 

Đặc điểm dân cư 

Thành Phố Bảo Lộc có rất nhiều người mạ hay còn gọi là người Châu Mạ sống theo ngữ hệ Nam Á monkherme, người Châu Mạ sống theo boong mỗi boong có từ 5 tới 10 nhà. Họ sống trên những ngôi nhà dài với những người cùng huyết thống và theo chế độ phụ hệ. 

Trước đây người Mạ theo chế độ Mẫu Hệ, do một thời gian dài sinh sống cùng người Kinh người Mạ đã chuyển sang theo chế độ Phụ Hệ khác người anh em đồng bào K’ho theo chế độ Mẫu Hệ Phụ Quyền.

Cung đường Bảo Lộc Đà Lạt
Lễ hội của người Châu Mạ là phong tục vô cùng đặc sắc nếu măn mắn bạn có thể tham gia trên chuyến đi trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Người Mạ theo chế độ Đa Thần, Trong những buổi lễ cúng của người Mạ thì không thể thiếu 3 con vật chính là dê tượng trưng cho rừng, vịt tượng trưng cho nước và gà tượng trưng cho cuộc sống thường ngày.

Nhà dài của người Mạ tầm 20-40m hiện nay nhiều cặp vợ chồng trẻ đã ra ở riêng như người kinh.

Cưới hỏi: có tục lệ chạm trán 7 lần tượng trưng cho sự tâm đầu ý hợp. Vợ chồng sống chung trong nhà dài và di chuyển ra chòi ngoài ngôi nhà các xa ngôi nhà dài chính khi có em bé.

Nếu sinh bé gái thì người mẹ và em bé sẽ ở ngoài ngôi nhà chòi là 6 ngày, nếu sinh bé trai thì sẽ sống ngoài lều 7 ngày. Khi mà đủ ngày thì người mẹ và em bé sẽ được rước về ngôi nhà chính và thực hiện lễ đặt tên cho em bé, đây là tập tục vô cùng đặc biệt của người đồng bào Châu Mạ

Ngày nay các đôi vợ chồng trẻ cũng ra ở riêng rất nhiều, thuận tiện cho việc sinh hoạt gia đình nhỏ của mình hơn, nhà cửa cũng được xây theo lối kiến trúc kiên cố hiện đại.

Khám phá các địa điểm thăm quan và cảnh đẹp trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Thăm quan tu viện Bát Nhã

Tu Viện Bát Nhã nằm tại thôn 10 xã Damri cách thác Damri khoảng 2km. Tu viện được xây dựng từ năm 1994 được xây dựng trên một quả đồi bao quanh bởi vườn trà bên dưới 3 thác và một đập nước cùng. Tu viện được chia thành hai khu vực riêng biệt là khu vực tăng cho phái nam tu tập và khu vực ni dành cho phái nữ tu tập.

Những ngày sương mù, tu viện Bát Nhã ẩn hiện trong những làn sương sớm và rừng thông, tiếc thác đổ tiếng thông reo, tiếng chim hót tạo nên một khung cảnh vô vùng thanh tịnh, bí ẩn mà tuyệt đẹp

Những cánh đồng dâu tằm xanh mướt

Đi trên những cung đường tại Thành Phố Bảo Lộc ta sẽ bắt gặp rất nhiều vườn trồng dâu tằm, Thành Phố Bảo Lộc còn được mệnh danh là thủ phủ tơ tằm Việt Nam

Năm 1956 chính phủ Nhật Bản dự dịnh viện trợ 10 triệu USD để phát triển trồng dâu nuôi tằm trên vùng đất Tây Nguyên để bù đắp tổn thất chiến tran thế chiến thứ 2 ở vùng Đông Dương. Trong chiến tranh người Nhật đã gây ra rất nhiều tổn thất cho đất nước chúng ta vì vậy Nhật Bản đưa chuyên gia đi khắp các vùng Tây Nguyên giúp đỡ người dân có cuộc sống tốt hơn.

Các chuyên gia đã đi khảo sát các nơi và quyết định lựa chọn khu vực Bảo Lộc Lâm Đồng trở thành địa điểm trồng dâu tằm tốt nhất. Chính vì vậy Bảo Lộc trở thành thủ phủ Tơ Tằm của Việt Nam có khi diện tích lên tới 5000 ha

Đầu những năm 2000 giá tơ tằm giảm mạnh không còn mang lại kinh giá trị kinh tế cao vi vậy người dân dần thu hẹp diện tích trông cây dâu tằm chỉ còn hơn 300ha. Thời gian gần đây tơ tằm được giá, diện tích cây dâu tằm cũng được phục hồi rất nhiều lên gần 3000ha và đang tiếp tục được khôi phục mở rộng, đây cũng là một tín hiệu vô cùng tốt để phục hồi nghề trồng dâu nuôi tằm tại thành phố Bảo Lộc

Tằm dâu phát triển quan 4 giai đoại: Trứng,tắm, nhộng và ngài, khi tằm lớn sẽ nhả tơ bao quanh cơ thể để chuyển sang nhộng sau một thời gian hóa ngài, tằm nhả tơ thành bao quanh cơ thể thì gọi là kén tắm đây cũng là thành quả của bao nhiêu thời gian giầy công chăm sóc tới mức mà người ta còn gọi nghề nuôi tằm dâu là nghề ăn cơm đứng.

Khi thu hoạch được kén thì người ta sẽ cho vào nước ấm và những sợi tơ sẽ bong ra, khi này người thợ sẽ dùng máy quay để quay tơ thành cuộn tạo thành chỉ tằm và đưa vào sản xuất đồ may mặc hay các đồ thủ công mĩ nghệ.. mang lại giá trị kinh tế vô cùng cao

Kén tằm thường có  2 loại là kén đơn và kén đôi. Kén đơn thì dùng để làm các sợ chỉ. Kén đôi thì là do hai con tằm nhả tơ lộn xộn nên không thể kéo được sợi vì vậy người ta dùng kén đôi để làm đệm chăn gối và làm áo chống đạn…

Tằm không chỉ được nuôi bởi lá dâu mà còn được nuôi bởi rất nhiều loại lá cây khác như lá xoài, lá sắn… mỗi loại tơ tằm lại có những đặc điểm khác nhau, tuy vậy tơ tằm dâu là loại tơ tằm mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

Khám phá thác Damri

Thác Damri  cao 60m theo tiếng của người đồng bào K’ho  nghĩa là thác chờ, thác đợi.

Chuyện ngày xưa kể rằng xưa có chàng K’Dam  đem lòng yêu nàng B’ri, tuy nhiên hai người lại không tới được với nhau vì khác tộc. Quá đau buồn chàng K’Dam đã bỏ vào rừng sâu. Nàng H’Ri ngồi đợi người yêu bên dòng suối mà hai người thường hay hẹn hò. Tuy vậy nằng B’ri đợi mãi đợi mãi mà chàng K’Dam  ko về.

Cành chờ càng vô vọng nước mắt nàng B’ri chảy hòa mình vào dòng suối tạo nên một ngọn thác hùng vĩ. Người dân làng cảm thương cho tình yêu của hai người nên đặt tên cho ngọn thác là Dambri thác chờ thác đợi

Vào thác Dambri du khách ngoài thăm quan chiêm ngưỡng chụp hình check in mà còn có thể tham gia hoạt động vượt thác, cắm trại, đi ống trượt , câu cá…

Thác Damri và tu viện Bát Nhã rất thuận đường và chỉ cách nhau 2km vì thế nếu có dịp chúng ta có thể ghé thăm quan vui chơi cả hai địa điểm trên

Ngôi chùa cổ Linh Quy Pháp Ấn

Đi dọc trên quốc lộ 20 chúng ta sẽ tới ngã ba Đại Ninh, rẽ phải chúng ta sẽ đi vào quốc lộ 55, đây là con đường chạy qua Thủy Điện Đa Mi dẫn tới Thành Phố Phan Thiết.

Tại đây chúng ta có thể thăm quan được ngôi chùa cổ và linh thiêng đó là chùa Linh Quy Pháp Ấn. Ngôi chùa được người dân địa phương thờ kính và được nhiều người biết đến hơn khi ca sĩ Sơn Tùng MTP tới nơi đây quay MV ca khúc Lạc Trôi. 

Ngôi chùa nằm trên quả đồi số 45 xã Lộc Thạnh huyện Bảo Lâm. Chùa hiện nay thu hút rất nhiều các bạn trẻ và du khách đi hành hương tới thăm quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Linh Quy Pháp Ấn.

Nổi bật tại ngôi chùa là cảnh quan trên đồi cao và cổng Thần Đạo, mỗi sáng sớm và chiều sương mờ nằm ở dưới, nhìn xa xăm chúng ta có cảm giác như đăng ở trên tầng trời.

Cổng được xây dựng hoàn toàn bằng đá trắng tự nhiên, mang lại vẻ đẹp thanh khiết và trang nghiêm. Với chiều cao lên đến hàng chục mét và chiều rộng rộng lớn. Chùa Linh Quy Pháp Ấn không chỉ là chốn tâm linh du khách tới thăm quan cầu sức khỏe bình an mà còn là địa điểm chụp hình check-in vô cùng nổi bật hiện nay

Có một hạn chế khi tới thăm quan chùa Linh Quy Pháp Ấn chính là đường lên chùa khá nhỏ vì vậy xe to không vào được, tới gần chúng ta đi bộ hoặc lên chùa bằng xe ôm.

Tại đây chúng ta cũng có thể thăm quan thác bảy tầng một thác nước vẫn còn giữ được những nét đẹp hoang sơ vốn có.

Chiêm ngưỡng đồi trà xanh ngát bất tận

Trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt chúng ta tiếp tục chạy dọc theo quốc lộ 20 chúng ta sẽ được chiêm nhưỡng những đồi trà bao phủ khắp nơi, lá chè xanh ngát trải dài như bất tận, được trồng trên đất đỏ bazan. Cây trà bao được người Pháp cho trồng đại trà tại vùng đất này tạo nên các đồn điền trà rộng lớn tồn tại từ thời Pháp thuộc tới bây giờ.

Sản phẩm từ cây trà cũng rất da dạng và chia làm nhiều loại như trà loại 1 hay thường có tên gọi là trà bạch mao, loại trà thường được hái vào sáng sớm khi những búp trà mới nhú chưa dũ bỏ đi lớp sương sớm và lớp lông nhỏ trên lá. những lá trà già hơn được hái sau bup trà thì chia dần thành loại các loại trà có chất lượng kém hơn.

Từ xa xưa người ta đã ủ trà với các loại thảo mộc khác như trà ủ với hoa lài, hoa sen … tạo nên những hương vị thơm ngon riêng biệt mà chỉ có những nhà giàu có quyền quý mới được sử dụng.

Trà còn có rất nhiều phương thức trong quá trình từ cây trà cho tới li trà. Khi xưa người ta còn có các loại trà như Trinh Nữ Trà là loại trà hái và được ủ bởi chính những người con gái còn trinh trắng, loại trà này vô cùng kì công và đắt đỏ vì thế chỉ có những người giàu có và vương công quý tộc mới được uống…

Trà cũng có rất nhiều công dụng như góp phần phòng bệnh ung thư, thư giãn giải tỏa căng thẳng, trà có tác dụng dảm cân và rất nhiều tác dụng tốt khác…..

Chúng ta có thể dừng chân xuống lưu lại những tấm hình tuyệt vời nhất cùng đồi trà bao la xanh ngát trong chuyến hành trình của mình.

Thăm quan xứ ngà voi chiêm ngưỡng thác Bobla trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Tiếp tục di chuyển chúng ta sẽ tới được thác Bobla cách Bảo Lộc 35km, nằm cạnh quốc lộ 20  thuộc xã Liên Đầm Di Linh, theo tiếng K’ho thì Bobla có nghĩa là ngà voi.

Truyền thuyết ngày xưa cho rằng vùng đất này trước đây là sự cai trị của người Chăm . Người dân nơi đây phải cống nạp da thú rừng, sừng tế giác nhiều sản vật khác và đặc biệt là ngà voi. Người dân nơi đây đã cống nạp cho người Chăm một đôi ngà voi vô cùng to lớn, đôi ngà voi này to lớn đến nỗi mà ngựa nhảy không qua quá kinh ngạc trước độ to lớn của đôi ngà voi này nên người Chăm đã đặt tên cho mảnh đất này là Bobla.

Thác nước Bobla vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ vốn có vì thế nếu có thời gian chúng ta có thể ghé thăm để chiêm ngưỡng, vui chơi tại thác Bobla, thác nước là địa điểm thăm quan phù hợp cho những chuyến đi phượt khám phá trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Khám phá cao nguyên Di Linh

Cao nguyên Di Linh cao khoảng 1000m so với mặt nước biển, nhiều đồi núi đèo dốc, có khí hậu trog lành, đất đai màu mỡ thích hợp cho cây chè và cây cà phê

Trước đây người ta có rất nhiều tên gọi cho mảnh đất cao nguyên này, nhiều người gọi mảnh đất này là Drin tức mảnh đất của sáp ong vì vùng đất này có rất nhiều ong, người dân thường thu hoạch mang xuống biển để trao đổi lấy nhu yếu phẩm. Nhiều người lại gọi vùng đất này là Nrin là tên một loại cây lấy gỗ để làm chân những chiếc gùi, nhiều người cho rằng tên mảnh đất này là tên của vị tù trưởng cai quản. Vào năm 1958 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đứng đầu là Ngô Đình Diệm đổi tên thành Di Linh

Khám phá con đường muối mặn của người đồng bào xưa trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Đi tiếp trên quốc lộ 20 chúng ta sẽ tới được ngã 3 Di Linh, nếu rẽ tay phải ta sẽ sang quốc lộ 28 đường đi tới Thành Phố Phan Thiết. Đây  chính là con đường bộ hành đầu tiên người Pháp xây dựng từ Phan thiết lên Di Linh đi Đà Lạt, quốc lộ 28 cũng là lối mói xưa mà người đồng thượng trao đổi hàng hóa vật phẩm với người xuôi và lúc ấy thứ quý giá nhất mà người đồng bào miền núi muối đổi đó chính là muối mặn vì thế con đường này còn hay được gọi với cái tên con đường muối mặn.

Khi Pháp chiếm được việt nam thì họ đã thám hiểm rất nhiều con đường lên Di Linh Đà Lạt và con đường được chọn chính là con đường Sài Gòn-Phan Thiết-Ma Lâm- Di Linh-Đà Lạt. Được kghhởi công xây dựng từ năm 1907  đến năm 1910 cơ bản bản hoàn thành từ Phan Thiết tới Di Linh. Năm 1914 người Pháp cho xây dựng mở rộng xe hơi có thể di chuyển được.

Người dân và quan chức Pháp sẽ di chuyển từ Sài Gòn bằng xe lửa từ 6h30 sáng đến 13h sẽ đến Ma Lâm và sau đó di chuyển bằng xe hơi từ ma lâm lên di linh sẽ nghỉ một đêm và hôm sau sẽ lên Đà Lạt từ đó Di Linh trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, nghỉ qua đêm.bon

Tại quốc lộ 28 chúng ta có thể thăm quan thác LiLiang một ngọn thác hoang sơ vô cùng phù hợp cho các bạn thích đi phượt và khám phá

Nếu chúng ta rẽ vào quốc lộ 28 phía tay trái thì đây chính là con đường nối Di Linh đi sang tỉnh Đăk Nông, chạy trên đường này chúng ta sẽ đi ngang núi Tà Đùng được mệnh danh là Vịnh Hạ long của Tây Nguyên  chính là khu vực hồ đập thủy điện Đồng Nai 3

Khám phá đèo Phú Hiệp chiêm ngưỡng loài hoa dã quỳ đặc trưng cao nguyên

Tiếp tục di chuyển trên quốc lộ 20 chúng ta sẽ tới được đèo Khánh Hiệp, một con đèo vô cùng đặc khi đi trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt. Hầu hết các đèo từ Bảo Lôc lên Lên Đà Lạt đều là đi lên dốc và chỉ có đèo Khánh Hiệp là chúng ta đi xuống dốc.

Đèo Khánh Hiệp có độ dài là 4km, tại đây có rất nhiều cây hoa dã quỳ mọc hai bên đường. Vào tháng 11 tháng 12 khi hết mùa mưa những bông hoa dã quỳ sẽ nở rộ vàng rực hai bên đường.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Đa Nhim

Khi Pháp chiếm được di linh, người Pháp đã xây dựng rất nhiều trạm dừng chân trên con đường từ Ma Lâm tới Đà Lạt. Đi qua cầu đại ninh qua con sông Đa Nhim để lên Đà Lạt

Ngày trước người ta phải đi bằng những con thuyền độc mộc vì chưa bắc được cầu để qua con sống Đa Nhim đi chuyển lên Đà Lạt, cho tới năm 1913 người Pháp cho xây một cây cầu gỗ vô cùng kiên cố để cho xe ô tô đi lại đưa người dễ dàng lên Đà Lạt nhanh chóng hơn. Sau này người Pháp đã cho xây dựng lại một cây cầu sắt chắc chắn hơn để đảm bảo ăn toàn cho những chuyến di chuyển lên Đà Lạt. Hiện nay khi đi qua chúng ta vẫn có thể thấy được móng cầu cũ.

Sông Đà Nhim bắt đầu từ huyện Lạc giương gần với ranh giới giữa khánh hòa và ninh thuận  chảy qua huyện đơn dương và đức trọng và chảy qua sông da dân gần thác pongour và đổ xuống sống Da nhim và đổ xuống sông đồng nai. 

Sông Đa Nhim là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đầy sức hút. Nó nổi tiếng với sự hoang sơ và tạo hình độc đáo, đánh bại bất kỳ nơi nào trong khu vực về vẻ đẹp tự nhiên.

Khi đứng bên bờ sông Đa Nhim chúng ta sẽ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào mặt, phản chiếu trên mặt nước trong lành, tạo ra một biểu đồ màu xanh ngọc bí ẩn. Dòng nước chảy êm đềm qua cánh đồng xanh mướt và những khe núi đá vôi cao vút, tạo nên cảm giác thanh bình và hài hòa. Tiếng sóng nhẹ và tiếng rì rào của dòng sông hòa quyện thành một bản nhạc tự nhiên, mang lại sự yên tĩnh và thư thái cho tâm hồn.

Sông Đa Nhim không chỉ là một nguồn tài nguyên quý báu cho vùng núi Tây Nguyên mà còn là một điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam. Nếu bạn may mắn, bạn có thể thấy những chú cá vượt nhanh dưới nước, cùng với đàn chim nước đang tìm kiếm thức ăn trên bề mặt sông.

Thôn phú an khu vực thế giới của chùa cổ

Thôn Phú An, tọa lạc tại xã Phú Hội thuộc huyện Đức Trọng, là một viên ngọc quý của vùng núi Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là “Thế giới chùa cổ” với hơn 72 công trình kiến trúc thờ tự độc đáo.

Dù nằm trong một thôn nhỏ, nhưng Phú An lại có nhiều nơi thờ tự đa dạng và phong cách khác nhau, từ những ngôi chùa thờ Đức Phật truyền thống đến các đền thờ và miếu tôn vinh các vị thần và tổ tiên. Chính vì sự đa dạng này mà thôn Phú An thường được người dân địa phương gọi là “Làng chùa.”

Khám phá thôn Phú An, bạn sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tinh xảo và tâm linh ẩn sau từng công trình kiến trúc. Những ngôi chùa cổ ở đây thường được xây dựng bằng gỗ và đá, phản ánh sự tôn trọng của người dân đối với truyền thống và tâm hồn đạo Phật.

Các tượng Phật và bức tranh tường với hình ảnh những đại sư Phật và câu chuyện từ Kinh điển kể về cuộc đời của Đức Phật thêm phần tráng lệ và phù hợp với vẻ đẹp tự nhiên xanh mướt của vùng núi Tây Nguyên trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Ngoài việc tôn vinh đạo Phật, thôn Phú An còn là nơi quy tụ các lễ hội truyền thống đầy màu sắc, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi tới tham gia. Cảnh quan tự nhiên hùng vĩ của vùng núi, sự tĩnh lặng của các ngôi chùa cổ, và lòng hiếu khách của người dân địa phương khiến cho thôn Phú An trở thành điểm đến đầy hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo của Việt Nam.

Thăm quan thác Pongour thác nước đẹp nhất trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt

Được người ta hay gọi là Nam Thiên Đệ Nhị Thác. Chuyện kể rằng khi xưa vùng đất này do nàng K’Nai là một nữ tù trưởng vô cùng thông minh và xinh đẹp cai quản. Nữ tù trưởng của vùng đất này có biệt tài chinh phục các loài thú dữ.,như bốn con tê giác khổng lồ được nàng thuần phục luôn nghe lời nàng giúp nàng ngăn suối, dời núi cao, khai phá đồng ruộng và chống lại các kẻ đến xâm chiếm buôn làng.

Vào một ngày rằm tháng riêng nữ tù trưởng qua đời. Bốn con tê giác luôn túc trực bên nàng cả ngày lẫn đêm, chúng không màng ăn uống cho đến chết.  Một thời gian sau đó mọi người trong làng vô cùng kinh ngạc khi thấy nơi nàng qua đời bỗng hiện lên một ngọn thác đẹp tuyệt vời những vách đá nhô ra chính là những chiếc sừng của 4 con tê giác của nàng K’Nai.

Sân bay Đà Lạt và đường lên Phố Hoa

Sân bay Liên Khương được xây dựng vào năm 1933 bởi người Pháp có tên gọi là sân bay Liên Khàng phục vụ cho mục đích quân sự và là một trong sân bay quân sự lớn thứ 2 ở khu vực phía Nam. Tới năm 1964 Mỹ cho nâng cấp và mở rộng đường băng cho máy bay lớn có thể đáp được ở khu vực này. Năm 1997 sân bay Liên Khương đổi thành cảng hàng không quốc tế Liên Khương, năm 2009 đổi thàng cảng hàng không quốc tế Liên Khương.

Tại Đà Lạt trước đây có 2 sân bay đó chính là sân bay Liên Khương và sân bay Cam Ly. Hiện nay sân bay Cam Ly do không đáp ứng được nhu cầu đi lại vì vậy đã được giao lại cho bộ quốc phòng.

Từ sân bay Liên Khương chúng ta đi tới ngã 3 Liên Khương, có thể tiếp tục đi trên quốc lộ 20 chạy tới chân đèo Fren và chân đèo Mimosa hoặc lựa chọn đi lên cao tốc Liên Khương Đà Lạt dài khoảng 20km  được xây dựng vào năm 2004 tới năm 2008 thì được đưa vào lưu thông sử dụng.

Tiếp tục di chuyển trên cung đường đèo Prenn do người Pháp xây dựng dài khoảng 10km xuyên qua những cánh rừng thông lâu đời xanh ngát, vào những tháng đầu năm hai bên đường sẽ ngập tràn trong sắc hồng của loài hoa mai anh đào nở rộ.

Đi chuyển hết đèo Prenn chúng ta đã tới được Thành Phố Ngàn Hoa- Thành Phố Đà Lạt để bắt đầu cho hành trình khám phá thành phố mù sương được nhiều người yêu thương mà nhớ mãi.

Lời kết

Cung đường Bảo Lộc Đà Lạt còn mang rất nhiều nét hoang sơ của núi rừng tự nhiên cũng như những câu chuyện lịch sử liên quan đến hoạt động của người Đồng Bào miền núi xưa. Vô vàn địa điẻm và cảnh đẹp bạn có thể chiêm ngưỡng, trải nghiệm để chuyến đi của chúng ta có nhiều kỉ niệm đẹp, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng tây nguyên nhiều và rõ hơn.

Bài viết mong rằng có thể trợ giúp được các bạn một ít thông tin cho chuyến hành trình trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt được thú vị hơn, khám phá được nhiều địa điểm đẹp hơn. TA Travel còn có những bài viết gợi ý cho bạn về hành trình thăm quan khám phá các địa điểm du lịch Đà Lạt chi tiết và cập nhật mới nhất và chính xác nhất bạn có thể tham khảo đó nhé! 

Quãng đường khá dài, nhiều đèo dốc quanh co khó đi, nếu bạn muốn tiện lợi hơn trong chuyến hành trình của mình trên cung đường Bảo Lộc Đà Lạt bạn có thể đặt thuê xe  chất lượng cao với tài xế địa phương am hiểu đường đi và tay lái vô cùng vững chắc đảm bảo cho bạn một chuyến đi an toàn và khỏe mạnh nhất.

Bạn có thể đặt xe trên trang website uy tín này nhé!

Liên hệ ngay: 0898.911.199

Bạn cũng có thể thoải mái đi chơi mà không cần lo nghĩ gì về địa điểm ăn uống, lịch trình thăm quan mà chỉ cần đặt tour thăm quan, Ta Travel luôn có những tour du lịch ưu đãi và đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp sẵn sàng nhận ý kiến và lên lịch trình tốt nhất cho bạn.

Có rất nhiều tour giá vô cùng phải chăng để bạn có thể lựa chọn từ tour 1 ngày tới tour dài ngày khám phá nhiều địa điểm nổi bật, ấn tượng nhất tại Thành Phố Đà Lạt và các thành phố du lịch trên cả nước

Hoặc bạn có thể liên hệ ngay: 0898.911.199  để được các bạn tư vấn viên vô cùng nhiệt tình sắp xếp lích trình phù hợp nhất cho mình nhé!

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết tiếp theo! Đồng hành cùng TA Travel nhé!

Hãy nhấn Follow Fanpage củal TA trave để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn nhé!

Fanpage TA Travel Đà Lạt (Click để xem chi tiết)

Tìm hiểu thêm về những thông tin mới nhất tại Thành Phố Ngàn Hoa:

TOUR ĐÀ LẠT 1 NGÀY – TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT 3 NGÀY 2 ĐÊM – TA TRAVEL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0898.911.199
Nhắn tin qua Facebook Skype ta_travel@dalat24h.vn