Chùa Long Sơn Nha Trang-Ngôi chùa nổi tiếng nhất Thành Phố biển 2023
Chùa Long Sơn Nha Trang- Ngôi chùa nổi tiếng nhất Thành Phố Biển
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại thành phố Biển Nha. Gần 140 năm hình thành, trải qua rất nhiều thời kì biến cố và nhận sự tàn phá của thiên nhiên cũng như chiến tranh, chùa Long Sơn trở thành trụ sở Phật Giáo của tỉnh Khánh Hòa.
Trải qua các biến cố lớn và có những giai thoại đấu tranh, hi sinh cao cả cho nền Phật giáo trước những áp bức từ chính quyền Ngô Đình Diệm thời ấy, chùa Long sơn trở thành chốn linh thiêng, biểu tượng Phật giáo tại Khánh Hòa.
Chùa Long Sơn có những kiến trúc độc đáo như tượng phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền tọa trên đài sen ngoài trời trên đỉnh ngọn đồi Trại Thủy một trong tứ trụ nắm giữ long mạch của tỉnh Khánh Hòa, tượng Phật từng giữ kỉ lục Việt Nam là bức tượng ngoài trời lớn nhất. Cùng với tượng phật nằm và tháp đại hồng chung vô cùng ấn tượng và thu hút khách thăm quan.
1. Chùa Long Sơn ở đâu?
1.1. Vị trí của chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn hay người dân ở đây hay gọi tên Chùa Phật Trắng tọa lạc dưới chân đồi Trại Thủy, tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Hướng dẫn đường tới chùa Long Sơn Nha Trang
Từ Tháp Trầm Hương Nha Trang bạn rẽ vào đường Lê Thánh Tông, chạy hết Lê Thánh Tông tại vong xoay rẽ vào đường Thái Nguyên. Chạy hết đường Thái Nguyên tại vòng xoay Mã Vòng rẽ vào đường Hai Mươi Ba Tháng Mười. Chạy thẳng đường Hai Ba Tháng Tháng Mười thêm 300m nữa, chùa Long Sơn nằm ở bên tay phải.
2. Giới thiệu chùa Long Sơn
2.1. Lịch sử hình thành chùa Long Sơn
Khi mới khai dựng chùa Long Sơn có tên gọi chùa Đằng Long hay còn gọi là Đằng Long Tự được khai sơn năm 1886 bởi Hòa thượng Thích Ngộ Trí sinh năm 1856 tại huyện Vĩnh Xương, húy Phổ Trí, thế danh Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng thiền Lâm Tế đời thứ 39.
Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh tọa lạc trên đỉnh đồi Trại Thủy chính là nơi đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trắng hiện nay cùng với chùa Hải Đức ở phía trên và chùa Bửu Phong ở phía nam. Năm 1900, chùa Đằng Long bị sập sau một cơn bão nên Hòa thượng Ngộ Trí dời xuống chân núi và đổi tên thành chùa Long Sơn.
Năm 1936, theo di nguyện của Tổ khai sơn, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học Trung kỳ để làm trụ sở phát triển Phật giáo tại địa phương. Sau nhiều giai đoạn kiện toàn, năm 1981, Hội An Nam Phật học đổi tên thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Long Sơn vẫn giữ công tác là trụ sở của Giáo hội tại tỉnh Khánh Hòa. Năm Bảo Đại thứ 14, 1938, chùa được phong “Sắc tứ Long Sơn tự”.
Năm 1941, chùa Long Sơn tự được trùng tu bởi Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, chùa bị sạt hỏng mái ngói cùng nhiều hư hại khác do chiến tranh tàn phá. Nhưng mãi tới 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình chủ trì trùng tu lại cơ sở kiến trúc của chùa. Do nhiều phương diện ảnh hưởng, tới năm 1975 tức 4 năm sau từ ngày bắt đầu khởi công trùng tu thì chùa Long Sơn mới được trùng tu thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.
Tới nay chùa đã trải qua 7 đời trụ trì lần lượt là :
- Hòa thượng Thích Ngộ Chí: 1886 đến 1935
- Hòa thượng Thích Chánh Hóa:1936 đến 1957
- Hòa thượng Thích Chí Tín: 1957 đến 2013. Hòa thượng tọa Thích Chí Tín viên tịch năm 2013
- Hòa thượng Thích Thiện Bình trụ trì từ 2013 đến 2016
- Hòa thượng Thích Minh Thông trụ trì từ 2016 đến nay
2.2 Khuôn viên kiến trúc chùa Long Sơn
Khuôn viên chùa có chiều rộng khoảng 45 mét chiều dài 72 mét tổng diện tích khoảng 3200 mét vuông. Điện thờ chính hay còn có tên gọi Điện Hùng Bảo Điện được xây dựng trên diện tích khoảng 1670 mét, bên trong có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 1,6 mét, nặng khoảng 700 cân. Ở tại hai bên tượng Phật là phù điêu bồ tát Quan Thế Âm và bồ tát Thiện Chí
Bên cạnh chùa là giảng đường của trường Trung cấp Phật học tỉnh Khánh Hòa, đồng thời là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương
2.3. Tượng Phật Trắng ngoài trời uy nghi
Trên đồi Trại Thủy, tại bậc thứ 193, là bức tượng Kim Thân Phật tổ được xây dựng năm 1963 ngồi thuyết pháp cao 24 mét với phần đế có cấu tạo gồm đài sen cao 7 mét và phòng chứa hài cốt người thân do Phật tử ở địa phương gửi. Mỗi cánh sen của đài được chạm trổ chân dung bảy vị hòa thượng tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong năm 1963.
Sau tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có lối đi vào trong gian điện thờ trong tượng Phật Trắng, bạn có thể vào thăm quan và cầu nguyện những ước muốn của mình.
2.4. Tháp chuông chứa đại hồng chung từ phật tử Huế dâng tặng
Điểm dừng chân thứ hai có tháp chuông với quả Đại Hồng Chung nặng 1500kg do Phật tử Huế cúng dường vào năm 2002. Tiếng chuông ngân vang giữa vùng trời, ngân vang vào sâu thẳm mỗi tâm hồn khiến lòng người mê đắm trước khung cảnh uy nghiêm, thanh tịnh nơi Phật tổ.
2.5. Tượng phật nằm đúc bằng đá cẩm thạch
Ở bậc tam cấp thứ 44 chúng ta sẽ thấy được mộ của vị ni cô đã tự thiêu để phản đối chính sách áp bức phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963
Từ bậc tam cấp chia làm hai lối đi, một lối bên tay phải đi lên để tới với tháp đại hồng chung và tượng Phật Thích Ca Mâu ni ngồi thiền tọa, lối đi sang bên tay trái tới với Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn
Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn hay còn được gọi là tượng Phật nằm có độ dài 17 mét, cao 5 mét. Tượng phật nằm được tạc từ đá cẩm thạnh được hoàn thành vào năm 2003. Đằng sau lưng tượng Phật nằm là là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực tụ họp.
3. Những lưu ý, kinh nghiệm thăm quan chùa Long Sơn
Phong tục mỗi miền đất nước đều đôi chút có sự khách nhau, ở những chốn văn hóa tâm linh cũng vậy, mỗi nơi lại có một vài điểm nhỏ khác biệt, nhưng nó lại rất quan trọng mà bạn cần chú ý trong chuyến thăm quan của mình, việc tìm hiểu kĩ trước khi tới thăm quan sẽ giúp bạn tránh khỏi những sự cố nhỏ.
Những sự cố này có thể làm mất đi niềm vui và sự thoải mái trong chuyến đi mà đáng ra là không cần thiết.
Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi bạn tới thăm quan chùa Long Sơn Nha Trang.
3.1. Thời điểm thăm quan
Nếu bạn tới chùa Long Sơn chỉ với mục đích thăm quan, chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây mà không có mong dâng lễ hay cầu nguyện, bạn nên ghé thăm quan chùa vào những dịp không phải ngày lễ, hội của Phật giáo. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong chuyến thăm quan của mình, vì những lúc này chùa không quá đông người, dễ dàng trong việc di chuyển, chụp hình, ngắm nhìn cảnh quan.
Chùa mở cửa cả ngày và không mất vé thăm quan, vì vậy chúng ta có thể thoải mái chọn lựa giờ tới nhưng không nên tới vào những giờ nghỉ ngơi như đêm muộn.
3.2. Những thứ cần chuẩn bị và lưu ý khi tới thăm chùa Long Sơn Nha Trang
- Khi tới thăm quan những địa điểm tâm linh tĩn ngưỡng chúng ta nên ăn mặc những bộ quần áo kín đáo, lịch sự và giản dị. Không chỉ phù hợp với không gian tâm linh mà còn rất phù hợp để có những tấm hình đẹp và ý nghĩa vạn người ngắm triệu người khen.
- Khi chụp hình tại chùa chúng ta cũng nên tạo những kiểu dáng đơn giản, không nên quá lố nghịch ngợm hay quá phản cảm trong các địa điểm văn hóa tâm linh.
- Để chiêm ngưỡng tượng Phật trắng ngoài trời, bạn phải vượt qua 193 bậc thang lên đỉnh đồi, vị vậy hãy chuẩn bị những đôi giày dép dễ dàng cho việc di chuyển qua các bậc thang dốc được một cách dễ dàng nhất
- Nên đi nhẹ, nói khẽ khi vào không gian chùa Long Sơn.
- Tuy không gian có nhiều cây cối bóng mát, nhưng để có được những bức ảnh đẹp mà vẫn giữ được làn da không bị cháy nắng thì bạn nên chuẩn bị mũ nón hay ô và đặc biệt là kem chống nắng
- Chùa rất hạn chế việc thăm hương,khi vào cổng sẽ có những người bán hương mời chào hãy mua khi thực sự cần thiết và nên thắp vào lư hương ngoài điện chính hay lư hương ở điện thờ nhỏ bên tay phải.
- Nếu muốn phát tâm nên bỏ tiền vào những hòm công đức thay vì để lên các tượng phật hay nơi khác.
Hãy cầu nguyện một các thành tâm nhất khi viếng thăm chùa Long Sơn, những điều ước nguyện tốt đẹp sẽ tới với bạn.
4. Những địa điểm thăm quan gần chùa Long Sơn
Gần chùa Long Sơn còn rất nhiều địa điểm thăm quan ấn tượng tại thành phố biển Nha Trang mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm. Quãng đường di chuyển từ chùa tới các địa điểm này cũng rất thuận tiện. Dưới dây là một số địa điểm gọi ý, bạn có thể tham khảo và sắp xếp hợp lí để chuyến đi được hoàn hảo nhất nhé.
4.1. Nhà thờ Đá Nha Trang
Nhà thờ Đá Nha Trang có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Kito, là một nhà thờ Công giáo ở số 1 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngày 5 tháng 7 năm 1957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ chính tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây.
Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Điểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.
4.2. Tháp Bà Ponagar Nha Trang- Khám dấu tích văn hóa Chăm Pa cổ.
Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar trong đó Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ, tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar. Tháp Bà Ponagar là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ có tên gọi đồi Cù Lao cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.
Tên gọi “Tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét.
Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu hay cò được gọi Ấn Độ giáo, lúc này Ấn Độ giáo đang vô cùng cường thịnh, phát triển trên đất Chăm Pa. Khi ấy Chăm Pa còn đăng ở giai đoạn phát triển riêng biệt là một đất nước có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva. Sau này người dân tiếp nối kết hợp thờ thánh nữ Thiên Y Ana.
Bạn chiêm ngưỡng tìm hiểu chùa Long Sơn Nha Trang của anh Đức Phú Trần qua video bên dưới nhé!
Bài viết trên mong rằng sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin bổ ích cung cấp thông tin cho chuyến hành trình thăm quan du lịch của bạn khi tới với thành phố biển Nha Trang được trọn vẹn, vui vẻ và ý nghĩa nhất.
Chúng tôi còn rất nhiều bài viết bổ ích mong có thể bổ sung thông tin trong cuống hành trang du lịch của bạn.
Hãy nhấn Follow Fanpage củal TA trave để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn nhé!
Fanpage TA Travel Đà Lạt (Click để xem chi tiết)
Nếu việc di chuyển của du khách gặp khó khăn về phương tiện. Hay ngại việc tìn đường và di chuyển các bạn có thể lựa chọn thăm quan qua các tour du lịch đi trong ngày.
Dưới đây là một số tour du lịch trong ngày các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
- Tour Du Lịch Đà Lạt – Nha Trang – Cung Đường Hoa & Biển(Click để xem chi tiết)
- Tour Đà Lạt 4 ngày 3 đêm khám phá thành phố ngàn hoa (Click để xem chi tiết)
- Tour Đà Lạt-Bảo Lộc 4 ngày 3 đêm khám phá thiên đường hoa cao( Click để xem chi tiết)
- Tour cồng chiêng Đà Lạt giá chỉ từ 350.000/1 khách (Click để xem chỉ tiết)
- Tour Đà Lạt 3 ngày 2 đêm khám phá 1 Paris thu nhỏ(Click để xem chi tiết)
TOUR ĐÀ LẠT 1 NGÀY – TOUR DU LỊCH ĐÀ LẠT 3 NGÀY 2 ĐÊM – TA TRAVEL